Godzilla và MUTO vs chim và sa giông: lí giải tại sao những sinh vật trong Godzilla (2014) có thể tồn tại

Người dịch: Charlie
Nguồn: http://markwitton-com.blogspot.com/2014/05/godzilla-and-mutos-vs-birds-and-newts.html

Bài dịch chuyên ngành đầu tiên – cũng là dài nhất – từ trước đến giờ. Chắc chắn sẽ có sai sót nên mọi người cứ góp ý.
Dịch đến gần cuối mới biết tác giả là ai nên thấy hơi hãi.


Bên trong mỗi người đàn ông 29-tuổi-lẻ-11-tháng luôn có một đứa trẻ 5 tuổi thích xem phim quái vật chỉ để vẽ được chúng.

Bên trong mỗi người đàn ông 29-tuổi-lẻ-11-tháng luôn tồn tại một đứa trẻ 5 tuổi thích xem phim quái vật chỉ để vẽ được chúng mà thôi.

Sau biết bao quảng cáo rầm rộ, cuối cùng thì Godzilla (2014) cũng được trình chiếu trên khắp thế giới. Có vẻ đó đúng là một bộ phim quái vật gây tranh cãi, khi một số người coi tiết tấu chậm và tập trung vào con người của phim mang đến làn gió mới cho thể loại xưa cũ này, thì một số khác lại muốn thấy cái cách tiếp cận kiểu choảng-nhau-ngập-mặt như của Pacific Rim hơn. Cá nhân tôi thì thuộc nhóm đầu tiên, và cũng thấy rất vui khi dòng Godzilla mới này đã không khởi động bằng cách để quái vật khổng lồ đánh nhau suốt hai tiếng liền. Tuy Godzilla (2014) không được hoàn hảo, nhưng bộ phim đã chấp nhận mạo hiểm và nó giống như một bộ phim quái vật ‘kinh điển’ được hiên đại hóa hơn là kiểu phân-khúc chiều lòng fan như nó suýt như thế. Cũng nói thêm là tôi không thực sự mặn mà lắm với các phim Godzilla 59 năm trước đó, chỉ là tôi ưa thích phiên bản 1954 thuần kịch tính và biểu tượng hơn các thập kỉ quái chiến tiếp theo thôi. Vì Godzilla (2014) có sắc điệu gần với nguyên gốc hơn các phiên bản tiếp nối , nên những ai chỉ muốn coi cảnh khổng-lồ-chiến nguyên hai tiếng đồng hồ sẽ cảm thấy thất vọng là cái chắc. Dù sao thì chuyện đó nói còn dài, nhưng đấy lại không phải thứ mà tôi muốn đề cập ở đây.

Phần quan trọng trong việc hiện đại hóa Godzilla luôn là công cuộc đại tu hình ảnh Big G, cũng như giới thiệu được quái vật mới lên màn ảnh. Đây là điều làm fan phim quái vật cảm thấy thích thú vì, lần thứ hai trong vòng 60 năm, một trong những quái vật nổi tiếng nhất sẽ được thiết kế lại toàn bộ (ta đều biết chuyện gì xảy ra ở lần đầu tiên rồi) và, đương nhiên, không còn bị bó buộc bởi kỹ xảo ‘suitmation’ – cụm từ hoa mỹ cho định nghĩa ‘diễn-viên-mặc-đồ-hóa-trang’ nổi tiếng của dòng phim Godzilla. Một điều thú vị về phim Godzilla 1954 đó là kỹ thuật diễn-viên-bận-đồ mang tính biểu tượng này thực ra chỉ là phương pháp cứu cánh, vì ban đầu hãng phim muốn sử dụng kỹ thuật stop-motion của các phim kiểu Mỹ như King Kong hay The Beast from 200,000 Fathoms. Toho, hãng phim tạo ra Godzilla, lại không có đủ kinh phí lẫn chuyên gia để thực hiện nó một cách hoàn hảo nên đành phải sử dụng phục trang để thay thế. Mặc dù lựa chọn phương án đó, trailer của Godzilla là minh chứng hùng hồn rằng kỹ xảo của họ vượt trội hơn hẳn những gì phim Mỹ làm được vào thời điểm bấy giờ! Và nó chắc chắn hoàn hảo với Toho: sau khi vượt qua được những khó khăn ban đầu, kỹ thuật ‘suitmation’ cực phù hợp với dòng phim và không cần phải thay đổi gì nhiều, đương nhiên không tính đến phiên bản tệ hại Godzilla 1998 của TriStar.

Godzilla của 2014 hoàn toàn là đồ họa và, như chúng ta cũng đã biết, tương đối trung thành với thiết kế gốc. Tuy nhiên, nó cũng được chỉnh sửa theo cách mà nếu vẫn áp dụng vào người diễn hoạt trong phuc trang thì sẽ rất khó. Rất nhiều thay đổi trong số đó, và cả tạo hình cho đối thủ của Godzilla, khá là chuẩn vì chúng có liên quan chặt chẽ đến những gì chúng ta biết về sinh vật học, tỉ lệ và chức năng, và tôi có ấn tượng rằng những người đứng đằng sau bộ phim Godzilla mới nhất này – Legendary Pictures – đă đặt rất nhiều công sức vào việc tạo hình những sinh vật hơi-tự-nhiên mà có thể khiến cho các nhà sinh vật học, sinh cơ học và giải phẫu học chức năng cảm thấy khá hạnh phúc. Đương nhiên, đương nhiên, có hàng tá thứ rõ ràng là bá láp: làm gì có sinh vật nào đạt được kích thước như vậy, hay có khả năng phun ra luồng năng lượng nguyên tử thế này thế nọ được chứ. Nhưng đó cũng chỉ là những điều tất yếu của một bộ phim Godzilla, và tôi sẽ không vào hùa bóc mẽ việc toàn bộ chuyện này vô lí đến cỡ nào. Điều hay ho ở đây, và cũng là thứ mà tôi muốn nói, là cách mà Legendary dựa theo quy chuẩn hình tượng quái vật điện ảnh để xây dựng nên những sinh vật không những trông hấp dẫn và hoành tráng, mà còn thuận theo được chức năng và động vật học thực sự nữa.

Twinkle toes

Cái chân mập mới-thiết-kế-lại của Godzilla, được thấy trong cảnh sân bay.

Bàn chân mập mới-toe của Godzilla, được thấy trong cảnh sân bay.

Một trong những chi tiết ấn tượng nhất của Godzilla mới là bàn chân ngắn, mập mạp thay vì cả bàn chân dài mà chúng ta thấy quen thuộc từ phục trang suitmation. Đây rõ ràng là thay đổi ổn nhất trong toàn bộ tạo hình. Không những hình ảnh Godzilla như đang xỏ chân vào một đôi dép bông đã được loại bỏ, khía cạnh chức năng cũng trở nên hợp lí hơn nhiều. Bàn chân dài của những loài hai chân (như chúng ta, cũng là của những người vận đồ Godzilla) nâng đỡ toàn bộ sức nặng khi di chuyển, xương bàn chân và cổ chân cùng hỗ trợ và đẩy ta bước tới trước. Chúng hiệu quả với những loài có trọng lượng nhẹ như chúng ta, nhưng việc giải phẫu chi để có thể so sánh với sinh vật kích cỡ nhà chọc trời thì buộc phải phải phóng đại lên để tránh việc chân bị oằn xuống dưới sức nặng hàng ngàn tấn. Tuy nhiên bàn chân kiểu khủng long cổ dài/rùa/voi của Godzilla này đã loại thải được nguy cơ đó, tạo nên cấu trúc dạng cột của chi dưới không dùng để nâng đẩy mà thiên về nâng đỡ tải trong khổng lồ hơn. Điều này có ảnh hưởng đến cấu trúc và vận động của các chi. Tổ chức cơ chân (được neo ở cẳng chân) được giảm xuống, tổng thể làm trọng lượng chi thấp, giúp cho chuyển động được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, độ cơ động của chân cũng giảm, sải chân bị ngắn và chân bớt thanh mảnh. Một vài thay đổi gây ra bị đảo ngược do phần đùi được kéo dài hơn so với các tạo hình thông thường của Godzilla, khiến phần cẳng chân bị ngắn có thể vươn dài hơn với mỗi bước đi. Việc tăng chiều dài của đùi và giảm chiều dài cẳng chân là thứ chúng ta hay thấy ở các loài động vật lớn, ngay cả  những loài hay vận động và nhanh nhẹn, và được di truyền từ tổ tiên của các loài được thích nghi cho việc chạy (v.d. tê giác). Phần đùi ngoại cỡ của Godzilla cũng phù hợp với những theo dõi cho thấy phần cơ đùi của chi sau tương đối phát triển đối với những loài hai chân lớn, cung cấp đủ năng lượng cần thiết để di chuyển khối lượng khổng lồ đó. Kết quả đạt được là phần chi dưới, tuy không giúp gì Godzilla trong việc chạy nước rút, nhưng quan trọng hơn, là nó phù hợp với bản thân sinh vật này hơn so với các tạo hình trước. Với cả nói thật, nếu bạn có thể sải chân dài hàng trăm mét liền thì việc di chuyển nhanh nhẹn không còn là vấn đề cần quan tâm nữa rồi.

Godgilla

Legendary_Godzilla

Mang ở trên cổ Godzilla.

Một tách biệt rõ ràng so với các phim Godzilla trước là phiên bản này có thể thở dưới nước. Tuy khá dễ bỏ sót, nhưng nếu nhìn kĩ hơn bạn sẽ thấy một hàng mang cá ở ngay bên cổ của nó. Ở một vài cảnh bạn còn thấy chúng đóng mở theo nhịp thở nữa. Rõ ràng chúng được thêm vào không chỉ vì Big G dành cả đống thời gian bơi lội tung tăng trong phim, mà nó còn để lí giải cách mà một sinh vật ngoại cỡ như Godzilla lại có thể ẩn mình lâu đến như vậy. Những sinh vật hít thở không khí có kich cỡ như vậy thì chắc toàn thế giới đã phải tá hỏa khi chúng thường xuyên ngoi lên mặt nước để lấy hơi rồi. Đây là thành quả tạo hình Godzilla từ những ý tưởng từ cá, bao gồm vây lưng thay cho đĩa xương, vảy cá thay cho lớp da bò sát, v.v…

Thú lớn trưởng thành mà có mang nghe có lẽ hơi điên rồ, mà tôi công nhận – rất khó để hợp lí hóa hoàn toàn mang của Godzilla với những động vật thật sự. Nếu chúng ta chịu nghĩ thoáng ra một chút (cứ cho là vậy đi, ta đang thảo luận về một con thằn lằn hư cấu cao tận 100m cơ mà), thì vẫn còn vài ưu điểm từ tiền thân của loài thú và hậu duệ của chúng, loài lưỡng cư hiện đại. Lưỡng cư có mang trong và mang ngoài ít nhất là ở trong trang thái ấu trùng và hầu hết đều biến mất khi chúng trưởng thành. Mang được chống đỡ bởi hệ thống xương nằm phía sau hộp sọ dẫn đến việc đóng mở ở vách thân để nước thoát được ra ngoài – còn được gọi là khe mang. Một số lưỡng cư, đặc biêt là bộ có đuôi (caudatans) (kỳ giông, sa giông, v.v…) – vẫn giữ cấu trúc mang, bao gồm cả mang ngoài hoàn chỉnh, ngay cả khi đã lớn. Dựa vào các hóa thạch được bảo quản tinh xảo thì mang như vậy đều tồn tại ở tổ tiên của tất cả loài thú hiện đại, một số chúng thì vẫn giữ nguyên khi trưởng thành, số khác thì chỉ còn khe mang (Schoch 2009). Có lẽ, việc sở hữu mang và giữ lại cấu trúc của chúng khi trưởng thành là điều kiện được truyền lại của tất cả loài thú tiền thân – bao gồm, theo phỏng đoán, cả Godzilla. Động vật có màng ối, có thể cũng tính cả Godzilla, rõ ràng là đã loại bỏ cấu trúc này và lựa chọn hệ thống mang để sử dụng vào mục đích khác.

Axolotl

Kỳ giông axolotl với mang ngoài © Kevin Schafer / http://www.photoshot.com

Liệu Godzilla hay những sinh vật khác có thể có mang trở lại không? Chắc là được. Từ lâu quy trình tiến hóa vẫn bị cho là không thể đảo ngược được (Dollo’s Law of Irreversibility’), và theo quan điểm trên, việc thoái hóa mang có lẽ chỉ xảy ra theo một chiều: Godzilla có thể sẽ phải phát triển một bộ mang hoàn toàn mới, điều đó hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, đến giờ thì ta đã biết Dollo’s Law không hẳn là quy luật hay gì cả, và sinh vật sống thường vẫn đảo ngược quy trình tiến hóa được, dựa vào việc lần theo những phương diện phức tạp về lịch sử tồn tại và giải phẫu của chúng: ngón, răng, cánh, giai đoạn ấu trùng, tập tính sinh sản, đều tồn tại những trường hợp thoái hóa và phát triển cơ quan của sinh vật. Điều tưởng chừng là quy luật kia có vẻ là những thống kê không xác thực hơn: một dòng giống có thể tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau trong một khoảng thời gian bất kì, và khả năng đảo ngược trực tiếp theo đường quen thuộc là tương đối thấp. Tuy nhiên, theo lí thuyết thì chỉ cần áp lực chọn lọc vẫn chuẩn xác thì không có lí gì để ngăn chuyện này xảy ra cả. Chỉ cần vài thay đổi mạnh về gien và cực kì nhiều tính dị thời, cũng khó để suy luận về điều kiện nào giúp thúc đẩy sự phát triển giải phẫu mang sơ khai, nhưng tôi cho rằng để cho một sinh vật lưỡng cư sỡ hữu lại hệ thống mang của tổ tiên nó trong hoàn cảnh nhất định cũng không phải là điều bất khả thi. Phỏng đoán của tôi là chúng có lẽ giống,mang của bộ có đuôi hơn bộ kiểu-vảy của Zilla-mới, nhưng nói thật chứ, gắn bộ mang lông lá bự chảng lên đầu một quái vật khổng lồ nhìn chắc ngớ ngẩn ghê lắm.

Thấy chưa? Bớt "Godzilla, Vua Quái vật" mà giống "Preszilla, Nữ hoàng Sa mạc" hơn. Cái nào cũng đáng sợ, nhưng mỗi thứ một kiểu.

Thấy chưa? Bớt “Godzilla, Vua Quái vật” mà giống “Preszilla, Nữ hoàng Sa mạc” hơn. Cái nào cũng đáng sợ hết, nhưng mỗi thứ một kiểu.

Godzilla lên cân ư? Không phải, tại cái đầu nó thế

Đa phần các ý kiến về tạo hình mới của Godzilla đều cho rằng trông nó hơi ú hơn so với các phiên bản khác. Cái này thì tranh luận được (mà tôi thấy con nào cũng phốp pháp như nhau cả), nhưng phiên bản Legendary có vẻ béo hơn tất thảy là do kích cỡ đầu nhỏ lí tưởng. Lí giải cho hướng thiết kế này: đầu nhỏ hơn giúp cơ thể đạt hình dạng nón tự nhiên về phía đỉnh của con vật, làm sai lệch cảm nhận về phối cảnh và kích cỡ của nó, và cũng tránh được kiểu đầu mắt-to-tròn-long-lanh như các bản trước. Đồng thời nó còn để thuận theo thế giới tự nhiên hơn. Động vật có xu hướng giảm kích thước xương sọ một cách không cân đối so với trọng lượng cơ thể: có nghĩa là, động vật lớn thường có kích cỡ đầu với tỉ lệ bé hơn động vật nhỏ. Lưu ý là điều này áp dụng cho cả động vật ăn thịt lẫn ăn cỏ (Van Valkenburgh 1990; Christansen 1999). Godzilla đại diện cho trường hợp siêu thực về sinh vật khổng lồ, nên cũng dễ hiểu khi sọ và đầu của nó sẽ đưa khuynh hướng tương quan sinh trưởng này lên một giới hạn chưa từng có. Hơn thế, dù Godzilla có là con gì đi chăng nữa (phần phim mới, may thay, không thực sự liên quan đến vấn đề này), thì rõ ràng là nó thuộc nhánh bò sát trong cây sinh vật rồi. Hệ thống cơ sọ của bò sát nhìn chung kém phát triển hơn thú có vú, nên sọ và đầu của chúng tùy theo khối lượng cơ thể nhất định cũng nhỏ hơn những loài thú khối lượng tương đương (Christansen 1999). Lần nữa, điều này vừa khớp với loại hộp sọ nhỏ của Godzilla mới này. Đương nhiên là chân to cộng thêm cái đuôi đối trọng càng làm đầu nó trông nhỏ hơn nữa nhưng, như đã đề cập ở trên, điều này cũng đã được phỏng đoán trước. Kết luận: không những không béo, Godzilla 2014 còn cho ta thấy những tỉ lệ siêu thực mà ta mong đợi ở một sinh vật khi phát triển được đến kích cỡ kì quặc mà ta thấy trên màn ảnh, và tôi cảm nhận rằng chúng ta đang được chiêm ngưỡng một phiên bản cân đối hơn trước đó nhiều.

Godzilla_Empire cover untagged

“Ta không béo, đấy là tại đầu nhỏ !” Tùy thôi, cậu mập ạ.

MUTO: Cuối cùng, sinh vật biết bay khổng lồ hợp tình hợp lí

Tạm dừng tập trung vào Godzilla để đến với một loài vật khổng lồ khác, tên goi ‘MUTO’ (ảnh dưới). Tạo hình của MUTO trông rất ấn tượng: khổng lồ, tám chi, sinh vật thằn-lằn-chân-guốc-lai-côn-trùng thách thức mọi phân loại cơ bản. Chúng ta đã được thấy lưỡng hình của MUTO trưởng thành, con cái to lớn và mạnh hơn con đực, và dành toàn bộ các cặp chi cho vận động và leo bám trên mặt đất. Nhưng con đực thì dành riêng một cặp chi đặc biệt dùng để bay, với bộ cánh màng khổng lồ cực kỳ ngoạn mục (không phải ngẫu nhiên: cánh MUTO đực thực chất được dựa theo máy bay ném bom tàng hình). Đôi cánh hầu như không gấp được và gắn vào phần lưng của thân nên khi hạ cánh, chúng căng ra ở sau MUTO như áo choàng. Mặc dù là sinh vật nhỏ nhất trong phim, MUTO đực vẫn rất bự, nên sẽ có nguy cơ cánh của nó phạt qua các công trình khi tiếp đất.

MUTO trên không, trong trailer Godzilla

MUTO trên không, trong trailer Godzilla

Có rất nhiều điều thỏa mãn về giải phẫu cánh và cơ chế bay của MUTO đực. Trước tiên, cánh của nó đơn giản là cực lớn, với một sinh vật kích cỡ như này thì nên thế. Không những làm thân của nó nhỏ đi, ta còn đo được sải cánh theo đơn vị hàng mét. Đáng tiếc là, sinh vật bay trên phim thường có cánh quá nhỏ so với cơ thể, nhưng – lại theo trực giác – trông chúng có vẻ ‘phù hợp’. Chứng minh với ảnh dưới, cánh phát triển theo chiều dài và diện tích một cách không tương xứng với kích cỡ cơ thể do quy luật cơ bản của tỉ lệ: chiều dài tăng tỉ lệ với lập phương khối lượng, nên cần nhiều lực để chống lại trọng lực hơn và diện tích cánh yêu cầu phải lớn hơn để đạt được lực nâng. Nếu chúng ta có trông đợi một sinh vật hàng trăm tấn bay vòng vòng trên trời thì nó sẽ phải cần bộ cánh đáng kể: MUTO đạt được điều này đầu tiên.

Rayner 1988 bird planforms

Quy tắc ngón tay cái cho tạo hình sinh vật bay: khối lượng càng cao, sải cánh càng tăng. Miêu tả bởi Rayner (1988)

Nhưng không chỉ kích cỡ cánh là điều ấn tượng ở MUTO đực: cách vỗ cánh, hoặc không có, cũng khéo nữa. Biên độ vỗ – mức độ chuyển động của một lần đập cánh – giảm dần theo sải cánh ở tất cả các loài biết bay. Con nào càng to thì càng ít phải vỗ cánh để tạo chu kỳ bay hiệu quả hơn. Ví dụ điển hình là so sánh chuyển động của cánh ngỗng với bồ câu: cả hai đều vỗ cánh gần như liên tục khi bay, nhưng ngỗng chỉ vỗ quanh chiều ngang, còn bồ câu thì vung theo đường cung lớn. Không may, những sinh vật biết bay khổng lồ trong phim (trong đó có một vài khủng long bay khổng lồ) thường có biên độ vỗ quá mức cần thiết cho việc bay, có khi cả việc ổn định trên không nữa. MUTO đực trong Godzilla chỉ cử động cánh một chút, tuy nhiên: rõ ràng nó vỗ cánh, nhưng chỉ di chuyển vài độ quanh chiều ngang chứ không vỗ theo cung lớn (ví dụ trong clip ở dưới. 0:24 nếu như bạn là người thiếu kiên nhẫn). Nó lượn là chủ yếu, điều hay trông đợi ở sinh vật bay cỡ đại: vỗ loại cánh đó sẽ cực tốn sức, nên lượn thì được hơn. Quá trình tìm hiểu kích thước cánh và dữ liệu khối lượng cơ sở để xây dựng các thông số bay căn bản – tốc độ bay, khoảng cách di chuyển, v.v. – có lẽ rất thú vị. Với việc khủng long bay lớn có thể đạt được tốc độ 100km/h (Witton and Habib 2010) mà sải cánh còn nhỏ hơn MUTO đực 10m, tôi ước tính tốc độ bay được thấy cũng phải đạt tới vài trăm km/h. Và đấy là nếu như nó không vội gì cả.

Cuối cùng, ta được thấy cảnh MUTO cất cánh vài lần, lần nào cũng thấy có gì đó giống với cách thằn lằn bay cất cánh. Những ai yêu thích thằn lằn bay sẽ biết đây là giả thuyết hợp lí nhất giải thích việc chúng bay được, và là nhân tố nòng cốt lí giải tỉ lệ khổng lồ của chúng (Habib 2008). Động học khi MUTO cất cánh không hẳn giống như vậy – đương nhiên vì chi của thằn lằn bay khác biệt so với chi của MUTO – nhưng cũng thấy các chi tiết tương đồng: giai đoạn đứng thẳng, nhún người lại, lao về phía trước, phóng thẳng và nhảy vọt lên – được kết hợp vào MUTO. Các bước trên đều được thực hiện với bốn chi chân nhiều hơn là với cánh, giống như thằn lằn bay và dơi, nhưng điều này cũng ăn khớp: có lẽ MUTO cần phải vận hết sức có thể để cất cánh, nên sử dụng mọi chi có thể dùng là hợp lí. Chú thích là côn trùng có lẽ không được dùng để làm mẫu cho MUTO cất cánh bởi vì, cho dù chúng có vẻ dễ so sánh với MUTO do hình dạng chi và cánh từa tựa nhau, ít nhất thì một số côn trùng chỉ sử dụng một cặp chi (phần ngực giữa) để phóng (Trimarchi and Schneiderman 1995). Điều này có lẽ là do côn trùng có được tỉ số công suất/trọng lượng tốt hơn nhiều so với động vật có xương sống cỡ lớn/quái-vật-kích-cỡ-nhà-chọc-trời. Ruồi giấm cỡ 2-4mm có thể nhảy cao gấp 15 lần chiều dài cơ thể – tầm 30mm – mà chỉ dùng cặp chi giữa (Zumstein et al. 2004). Điều này tách biệt hoàn toàn với dơi và thằn lằn bay, phải sử dụng toàn bộ các chi, và biến chúng trở thành ứng viên mẫu hoàn hảo cho MUTO. Sẽ rất hay khi biết được liệu các nhà hoạt họa và thiết kế phải tập trung nghiên cứu dơi và thăn lằn bay đến mức độ nào hay là họ phải tự thiết lập chiến lược cất cánh riêng. Kinh nghiệm lí giải thằn lằn bay cất cánh của tôi cho thấy có rất nhiều người ban đầu thấy những điều này rất khác thường, có lẽ do ta chưa được chứng kiến động vật có thói quen cất cánh như vậy, nên tôi cũng tò mò không biết sự tương đồng giữa các chiến lược cất cánh này có phản ánh lên các nghiên cứu khác hay không.

[End]

Tham khảo:

  • Christiansen, P. (1999). On the head size of sauropodomorph dinosaurs: implications for ecology and physiology. Historical Biology, 13(4), 269-297.
  • Cotta Vaz, M. (2014). Godzilla: the Art of Destruction. Titan Books.
  • Habib, M. B. (2008). Comparative evidence for quadrupedal launch in pterosaurs. Zitteliana, 159-166.
  • Rayner, J. M. (1988). Form and function in avian flight. In Current ornithology (pp. 1-66). Springer US.
  • Schoch, R. R. (2009). Evolution of life cycles in early amphibians. Annual Review of Earth and Planetary Sciences, 37, 135-162.
  • Trimarchi, J. R., & Schneiderman, A. M. (1995). Initiation of flight in the unrestrained fly, Drosophila melanogaster. Journal of Zoology, 235(2), 211-222.
  • Van Valkenburgh, B. (1990). Skeletal and dental predictors of body mass in carnivores. In: Damuth, J. and MacFadden, B. (eds). Body size in mammalian paleobiology: estimation and biological implications, 18, 1-205.
  • Witton, M. P., & Habib, M. B. (2010). On the size and flight diversity of giant pterosaurs, the use of birds as pterosaur analogues and comments on pterosaur flightlessness. PLoS One, 5(11), e13982.
  • Zumstein, N., Forman, O., Nongthomba, U., Sparrow, J. C., & Elliott, C. J. (2004). Distance and force production during jumping in wild-type and mutant Drosophila melanogaster. Journal of experimental biology, 207(20), 3515-3522.

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Godzilla và MUTO vs chim và sa giông: lí giải tại sao những sinh vật trong Godzilla (2014) có thể tồn tại

    • Ban đầu mình cứ nghĩ tác giả là một fan hâm mộ Godzilla, hóa ra lại là tiến sĩ Mark Witton đại học Portsmouth (Anh), bảo sao bài viết khoa học và chi tiết vậy :p

      Thích

Bình luận về bài viết này